Diệt mối bằng phương pháp lây truyền Sinh học làm cho các cá thể mối bị nhiễm và lây cho toàn bộ đàn trong tổ giúp tiêu diệt mối tận gốc (không phải đào bới tìm tổ mối).
Diệt mối bằng phương pháp lây truyền Sinh học là công nghệ diệt mối tận gốc hiệu quả, phổ biến áp dụng theo cơ chế dùng chế phẩm công nghệ sinh học tác động lên quá trình hoạt động, sinh trưởng của mối theo cơ chế lan truyền. Khiến chúng bị cản trở quá trình tổng hợp và rối loạn quá trình trao đổi chất, dẫn đến lực lượng mối sinh sản sẽ dần bị tiêu diệt và tổ mối bị diệt tận gốc.
Diệt mối bằng phương pháp lây truyền Sinh học là biện pháp được áp dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay. Nhiều nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Pháp, Úc, Brazin, Chi lê… cũng áp dụng phương pháp này. Bởi công nghệ này mang lại hiệu quả diệt mối tận gốc cao, an toàn và không gây ô nhiễm môi trường cũng như ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, vật nuôi…
1. Đặt hộp nhử để diệt mối
Sau khi tiến hành điều tra, khảo sát hiện trường sẽ giúp chúng ta xác định được vị trí, đường đi, hoạt động kiếm ăn của mối. Đồng thời cũng đánh giá được mức độ, phạm vi và loại mối đang hiện hữu.
Từ đó, có phương án sử dụng loại bả sinh học, mồi nhử hữu hiệu và xác định số lượng hộp nhử cũng như vị trí đặt để diệt mối hiệu quả. Chú ý đặt hộp nhử ở vị trí yên tĩnh, không di chuyển và tuyệt đối không bóc hộp nhử.
Trong khoảng thời gian 1 – 2 tuần đặt hộp nhử, có thể kiểm tra điều chỉnh để hút lượng mối vào hộp nhử nhiều nhất. Dấu hiệu có nhiều đường mối ăn xung quanh hộp nhử là lúc hộp nhử đã chứa nhiều mối ăn.
Khâu đặt hộp nhử đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định thành công của quá trình diệt mối bằng phương pháp lây truyền Sinh học.
2. Phun thuốc diệt mối lây truyền Sinh học
Những hộp nhử có mối được phun thuốc diệt mối lây truyền sẽ không diệt chết mối tại vị trí phun các cá thể mối nhiễm thuốc rút về tổ mới chết và lây truyền sự nhiễm thuốc cho hệ thống cả tổ mối.
Do vậy, diệt mối bằng phương pháp lây truyền sinh học đạt yêu cầu khi số lượng mối dính thuốc tại hộp nhử chạy về tổ càng nhiều càng tốt. Khi đó, tốc độ lan truyền ra tổ mối, tới mối chúa cũng gia tăng giúp tiêu diệt mối tận gốc hiệu quả.
Cơ chế của quá trình diệt mối này là khi những con bị nhiễm thuốc trở về tổ sẽ bị mất khả năng kiểm soát và nhận biết đồng loại. Chúng cắn lẫn nhau và tha xác nhau đi. Tổ mối hỗn loạn sẽ khiến chúng phát tín hiệu thu toàn bộ quân đi kiếm ăn bên ngoài về. Trong quá trình đó chính chúng đã tự truyền bệnh cho nhau nhanh chóng hơn và lan truyền rộng hơn, dẫn đến tiêu diệt tận gốc cả tổ mối. Những con mối lính được phái ở lại cũng dần chết đói và chết khát sau khoảng 1 – 2 tuần vì không có khả năng tự ăn gỗ.
3. Kiểm tra, thu dọn hộp mối đã phun, đánh giá nghiệm thu quá trình diệt mối
Sau khoảng 3~5 ngày sau khi Phun thuốc diệt mối lây truyền Sinh học, tiến hành thu dọn hộp mối đã phun, kiểm tra, đánh giá nghiệm thu quá trình diệt mối.
Dựa vào cơ chế của quá trình diệt mối bằng phương pháp lây truyền Sinh học, chúng ta có thể kiểm tra và đánh giá được kết quả thực hiện.
Khi những đường mối không phun thuốc bị khô, chỉ còn vài con mối lính bị chết hoặc sống thoi thóp là đã đạt hiệu quả diệt mối tận gốc như cơ chế ban đầu.
Lúc này, tiến hành thu dọn sạch sẽ không gian và xử lý những đồ vật diệt mối đúng nơi quy định. Đặc bệt những vùng nông thôn, tránh vứt ra hồ, ao, sông, suối… gây ảnh hưởng và ô nhiễm môi trường.