LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN

    Quy trình chống mối công trình xây dựng mới

    Ở nhiều bài viết của Anh Khoa, chúng tôi đã chia sẻ quy trình phòng chống mối công trình xây dựng mới. Tuy nhiên, có nhiều bà con khách hàng chưa kịp tìm hiểu, bài viết này chúng tôi xin chia sẻ lại một cách chi tiết, cặn kẽ nhất !

    TCVN 7958:2017 do Viện Sinh thái và Bảo vệ công trình, Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) biên soạn, Bộ Xây dựng đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định,Bộ Khoa học công nghệ công bố. Đây là tiêu chuẩn phòng chống mối công trình xây dựng mới nhất hiện nay.

    Tất cả các công trình xây dựng mới như nhà ở, văn phòng, bảo tàng, các tòa nhà cao tầng, các trung tâm lưu trữ tài liệu…, có sử dụng vật liệu bằng gỗ, hoặc chất mà mối có thể phá hoại. Không áp dụng cho các công trình đê đập hay cây trồng.

    Quy trình Phòng chống mối công trình

    Mối tấn công dưới nền nhà lên

    Hiện nay, tất các công trình xây dựng được Anh Khoa chúng tôi thi công phòng chống mối, đều đạt chuẩn TCVN 7958:2017. Đảm bảo an toàn, hiệu quả trong việc phòng chống mối cho công trình lâu dài theo tuổi thọ của công trình.

    Quy trình phòng chống mối công trình xây dựng mới Anh Khoa

    Bước 1: Khảo sát và đánh giá mức độ phòng chống mối

    Đây là bước đầu tiên, tuy nhiên nó lại đóng vai trò rất quan trọng đến hiệu quả quy trình phòng chống mối. Các KTV sẽ khảo sát quy mô, đất nền xây dựng, mục đích sử dụng của công trình để phân loại và đánh giá mức độ cần chống mối. Có 4 mức độ từ cao xuống thấp:

    Loại A – Loại cao nhất: Áp dụng cho các công trình đặc biệt như bảo tàng, thư viện, kho lưu trữ tài liệu, các công trình có niên hạn từ 100 năm trở lên.

    Loại B – Loại cao thứ 2: Áp dụng cho các công trình có niên hạn sử dụng từ 50 năm đến 100 năm.

    Loại C – Loại trung bình: Áp dụng cho các công trình có niên hạn sử dụng từ 20 năm đến 50 năm, hoặc nhưng ngôi nhà thấp tầng xây dựng khu vực thường xuyên có mối hoạt động

    Loại D – Loại Thấp: Áp dụng cho những công trình như nhà kho, nhà xưởng hoặc các công trình ít quan trọng được xây dựng bằng vật liệu không phải là xenlulo và xây dựng khu vực đất ít có mối mọt.

    Bước 2: Thiết kế phương án thi công phòng chống mối công trình

    Việc này do các KTV dày dặn kinh nghiệm của Anh Khoa thực hiện, việc thiết kế phương án dựa trên đánh giá xếp loại mức độ ở Bước 1, kết hợp bản vẽ thiết kế tổng thể công trình xây dựng. Làm sao đảm bảo hiệu quả cao nhất, phối hợp nhịp nhàng các đơn vị thi công công trình.

    Bước 3: Dọn vệ sinh, thi công diệt mối nếu có

    Những vật liệu như cọc tre, cọc gỗ, nilon, rễ cây, coppha ở khu vực mặt nền, móng của công trình sẽ được các KTV thi công của chúng tôi dọn sạch sẽ. Đảm bảo không để nguồn thức ăn về sau thu hút mối đến.

    Những nơi có mối được phát hiện trong quá trình khảo sát xung quanh bán kính gần công trình, sẽ được diệt tận gốc mối trước khi quy trình thi công phòng chống mối công trình được thực hiện.

    Bước 4: Thi công phòng chống mối

    Phòng chống mối mặt nền công trình:

    Sử dụng thuốc dạng bột rắc lớp mỏng lên bề mặt của nền, hoặc sử dụng thuốc dạng nước pha với nước sạch tạo thành lớp màng trên bề mặt mặt nền. Biện pháp này sẽ giúp ngăn ngừa mối xâm nhập từ phía dưới của nền nên công trình.

    Quy trình Phòng chống mối công trình

    Lưu ý: Công việc này thực hiện trước khi lát nền hoặc đổ bề tông mặt nền

    Đào hào chống mối bên trong công trình: Phía trong của tường móng, các KTV sẽ tạo đường rãnh để ngăn ngừa mối tấn công từ dưới đất lên .

    • Với thuốc ngừa mối dạng lỏng: Đào rãnh sát chân tường rộng 40 cm, sâu 50 cm, tạo lỗ sâu từ 15 cm đến 25 cm, số lượng lỗ từ 15 lỗ đến 20 lỗ trên 1m2 của rãnh, hàng lỗ thứ nhất cách chân tường móng 5 cm (Nếu là đất cát, đất xốp thuốc có thể tự thấm xuống, không phải tạo lỗ) sau đó đổ dung dịch thuốc xuống mặt rãnh và lỗ rồi lấp lại.
    • Đối với thuốc diệt mối dạng bột: Đào rãnh sát chân tường rộng 40 cm, sâu từ 50 cm đến 60 cm kể từ mặt lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn đều với thuốc bột sau đó lấp lại. Ở nơi đất lẫn đá, gạch vỡ được phép rải thuốc theo từng lớp cách nhau từ 5 cm đến 7 cm.

    Đào hào chống mối bên ngoài công trình:

    Các KTV sẽ đào hào bao quanh móng của công trình xây dựng với độ sâu khoảng 45-50cm, rộng khoảng 40cm, trộn hỗn hợp cát mịn hoặc đất tơi xốp với thuốc dạng bột để tạo một hàng rào ngăn mối vĩnh vĩnh từ phía ngoài tấn công móng của công trình.

    Quy trình Phòng chống mối công trình

    Xử lý chống mối mặt tường trong – tường ngoài công trình:

    Dùng thuốc phòng chống mối phun vào mặt trong và mặt ngoài tường móng tạo thành màng kín, nhằm ngăn ngừa mối chui vào và đi lên công trình. KTV sẽ dùng thuốc chống mối dạng lỏng, dùng dung dịch thuốc phòng chống mối phun từ 2-3 lần lên mặt tường móng.

    Phòng chống mối mọt cho các vật liệu gỗ:

    Các vật liệu bằng gỗ như xà nhà, khung cửa.., trước khi được đưa vào lắp ráp sử dụng đều được phun tẩm lớp thuốc chống mối. Công việc này đảm bảo, các vật liệu gỗ sẽ an toàn lâu dài trước sự tấn công của mối

    Ngoài ra, trong quy trình phòng chống mối công trình xây dựng đối với các công trình có đường cáp điện ngầm, đường ống nước. Chúng tôi đều phải xử lý mối, đảm bảo không có con đường nào mối có thể xâm nhập tấn công công trình xây dựng.

    Bước 5: Nghiệm thu, đánh giá, bảo hành

    Các KTV sẽ cùng khách hàng cùng nghiệm thu các hạng mục phong chong moi cong trinh đã được thi công. Đảm bảo khách hàng nắm bắt được toàn bộ quy trình, hiệu quả của quy trình chống mối. Chúng tôi tiến hành bảo hành cho khách hàng, thu phí dịch vụ !

    Trên đây là toàn bộ quy trình phòng chống mối công trình xây dựng của Anh Khoa chúng tôi, đây là quy trình thiết kế – thi công khoa học, hiệu quả, đảm bảo TCVN 7958:2017 quý khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm !

    Nếu bà con cần phòng chống mối, diệt mối tại nhà. Hãy liên hệ ngay với Anh Khoa theo Hotline ! Chúng tôi sẽ tư vấn miễn phí 247 !

    Gọi điện thoại
    0583226226
    Chat Zalo